
Hàn Quốc tiếp tục chứng tỏ vị thế trên bản đồ crypto thế giới. Ảnh: Forbes.
Theo dữ liệu từ 10x Research, khối lượng giao dịch tài sản tiền mã hóa tại Hàn Quốc đã tăng vọt lên 18 tỷ USD trong phiên 2/12, chính thức vượt 22% so với giá trị giao dịch thị trường chứng khoán nước này.
Cụ thể, trong báo cáo nghiên cứu ngày 2/12, người sáng lập 10x ResearchMarkus Thielen cho biết khối lượng giao dịch tiền điện tử tại Hàn Quốc đã đạt mức cao thứ 2 trong năm. Các nhà giao dịch Hàn Quốc "phát cuồng" vì một loạt các altcoin "có động lực cao".
Theo báo cáo, đồng tiền số Ripple (XRP) đã chứng kiến khối lượng giao dịch hơn 6,3 tỷ USD trong ngày. Tương tự, Dogecoin (DOGE) đứng thứ hai với khối lượng giao dịch 1,6 tỷ USD, tiếp theo là Stellar (XLM) với 1,3 tỷ USD; Ethereum Name Service (ENS) đạt 900 triệu USD và Hedera (HBAR) đạt 800 triệu USD.
Theo báo cáo, Ripple, Ethereum Name Service, Hedera đã ghi nhận hiệu suất vượt trội so với thị trường tiền điện tử. Các đồng tiền số này đã tăng lần lượt 90%, 73% và 168% trong một tuần qua.
Ngoài ra, Thielen cũng chỉ ra rằng phí tài trợ của Bitcoin - một chỉ số về hoạt động giao dịch tương lai - hiện chỉ ở mức 15%.
Điều này khi kết hợp với xu hướng gia tăng gần đây trong hoạt động giao dịch altcoin, Thielen cho biết đây là một dấu hiệu chắc chắn rằng "mùa altcoin" đã bắt đầu.
"Chúng ta đang chứng kiến một trong những sự phân kỳ lớn nhất được ghi nhận giữa phí tài trợ Bitcoin tương đối nhẹ ở mức 15%/năm trong khi khối lượng giao dịch tại Hàn Quốc đã tăng lên tới 18 tỷ USD", nhà sáng lập 10x cho biết.
"Hành động này rõ ràng đang diễn ra trên thị trường altcoin và mọi người cần có chiến lược để bắt kịp những đợt sóng này nhưng vẫn phải giữ kỷ luật", Thielen nói thêm.
Ripple vừa ghi nhận đợt tăng giá lịch sử trong một tháng qua, tăng vọt từ mức 0,5 USD lên mức cao nhất trong năm là 2,8 USD vào ngày 2/12, theo dữ liệu của TradingView.
Đà gia tăng đáng kinh ngạc đã khiến token này vượt qua cả Solana và Tether về vốn hóa thị trường, trở thành đồng tiền số có vốn hóa lớn thứ 3 thị trường.
Đồng tiền số yêu thích của Elon Musk tăng gấp đôi sau 1 tuầnTrong khi Bitcoin, Ethereum, Solana ghi nhận mức tăng 30-40% trong một tuần qua, một loạt "meme coin" đã tăng giá gấp đôi giai đoạn này. 09:53 12/11/2024 ">
Thanh khoản giao dịch crypto tại Hàn Quốc vượt thị trường chứng khoán
Bắt đầu từ 13h9 phút chiều ngày 27/8/2019, hình ảnh trong lớp học cho thấy nữ giáo viên mặc áo dài màu hồng đang ngồi trên bàn giáo viên.Trên đó có 2 em học sinh, đang đứng cạnh bàn của cô giáo, một em đang giao tiếp với cô giáo, em luôn đứng khoanh tay, nhưng vẫn bị cô véo tai ghì xuống. Lúc 15h6 phút cùng ngày, có 2 học sinh khác lên và cũng bị cô giáo véo tai. Dường như đó là cách để cô gọi học sinh của mình lúc xem bài. Chuyển sang ngày 28/8, vẫn trong tà áo dài màu hồng, trong lúc chỉ bài cho học sinh, bất kể nam hay nữ, cô giáo đều có thể đánh, véo tai các em. Chỉ cần không đúng ý là cánh tay cô ngay lập tức giơ lên, không chút quan tâm đến cảm nhận của các học trò nhỏ. Ngày 29/8, một học sinh được gọi lên để sửa bài. Trong lúc em đang cặm cụi ghi chép thì cô giáo vừa chỉ vừa đánh vào đầu. Sang ngày 30/8, cô giáo có thêm dụng cụ hỗ trợ trong việc quản giáo học sinh là một cây thước. Hình ảnh vào lúc 13h26, em học sinh nam bàn đầu tiên, bên trái bị cô đánh khá nhiều lần. 30 phút sau, hình ảnh cô giáo "trườn" từ vị trí ghế giáo viên qua bàn giáo viên để chỉ bài cho em học sinh bàn đầu trông khá phản cảm.  | Ảnh cắt từ clip |
Trong khung hình của camera, chỉ rõ nét 12 em học sinh. Tuy nhiên, có lúc, cô giáo vượt qua khung hình để đánh một học sinh ở bàn thứ 3, vị trí góc dãy bên trái. Hình ảnh bắt gặp khá nhiều là học sinh bị đánh vào đầu, chỉ cần đi qua, "tiện tay cô", trò cũng bị đánh. Cũng trong ngày 30/8, lúc 15h29, học sinh giật mình khi cô giáo cầm thước chỉ xuống phía dưới lớp quát: "Hai con này đứng lên cho tui! Hai con này", rồi cô đi thẳng xuống phía dưới lớp học, bên ngoài khung hình camera. Nhiều học sinh phía trên đều quay xuống nhìn theo cô có phần lo sợ. Ngoài những học sinh khác bị đánh, bị véo tai, đáng chú ý nhất là học sinh nam ngồi bàn đầu tiên bên trái, em này liên tục bị cô đánh, có lúc em cúi người khóc thì bị cô gọi ngồi thẳng dậy và mắng. Có lúc lại thấy cô giáo "lao vội" từ bàn giáo viên xuống và ra sức đánh em. Sau đó về chỗ, có vẻ vẫn chưa hả giận, cô tiếp tục mắng những lời nặng nề đối với đứa trẻ 7 tuổi: "Con người chứ có phải con vật đâu. Con vật không có lỗ tai mới không nghe tiếng người, nên mới phải đợi bị đánh mới làm. Mình là con người có lỗ tai cô nói hiểu rồi phải làm chứ. Phải nói nặng là sao! Ở đây có ai không có lỗ tai không biết nghe tiếng người không?... Tôi đã đem lên đây cho ngồi học đàng hoàng tử tế rồi. Mà ngồi nhìn bảng không viết chữ nào, cho xuống dưới góc cuối ngồi một mình không ai quan tâm… Vô lớp đừng đòi làm vua. 50 người đòi làm vua hết sao được, muốn làm vua thì về nhà làm. Tưởng mình là ai?". Ngay sau đó, một số em học sinh lên để cô chỉ bài cũng bị cô véo tai, đánh vào đầu. Đến gần cuối ngày 30/8, cô còn bắt một học sinh quỳ gối trên bục giảng và mắng nhiếc. Những đứa trẻ lớp 2, chỉ mới 7 tuổi. Các em cũng vừa được làm quen lớp mới chưa đầy 2 tháng đã liên tục bị những hình phạt của cô giáo. Theo thông tin trên báo chí, camera là do phụ huynh trong lớp bí mật lắp đặt, sau khi nhận được phản ánh của nhiều học sinh và phụ huynh khác trong lớp. Cô giáo trong clip là Nguyễn Hồng H.. Hiện tại, cô H. đã bị đình chỉ chủ nhiệm lớp 2/11. Khánh Hòa Clip: Phụ nữ Online  Giáo viên Malaysia dập ghim vào tai học sinh lớp 4 vì không làm bài tập về nhàMột giáo viên ở Malaysia đã phạt dập ghim vào tai học sinh lớp 4 do em này không làm bài tập về nhà. ">
Clip 23 phút vụ cô giáo đánh học sinh ở TP Hồ Chí Minh
|
 |
Chính phủ yêu cầu không để người bệnh thiếu nơi cứu chữa; các cháu học sinh phải được đến trường sớm nhất có thể. Ảnh: Thạch Thảo. |
Tuyệt đối không để bùng phát dịch bệnh sau lũ
Theo đó, Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để bảo vệ tính mạng, an toàn, sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết.
Chính phủ yêu cầu không để người bệnh thiếu nơi cứu chữa; học sinh phải được đến trường sớm nhất có thể; không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ ở, thiếu nước sạch; sớm khôi phục các hoạt động đời sống, xã hội; khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, giữ vững đà tăng trưởng...
Từ đó Chính phủ đưa ra các nhiệm vụ giải pháp, trọng tâm với từng bộ ngành. Trong đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các cấp chính quyền địa phương, huy động tối đa lực lượng tìm kiếm người mất tích; tăng cường bố trí lực lượng, phương tiện tuần tra, di dời, sơ tán người dân khỏi những khu vực có nguy cơ cao và vận chuyển hàng hóa viện trợ, tiếp tế cho người dân.
Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, xử lý, vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tuyệt đối không để bùng phát dịch bệnh sau lũ, nhất là tại những địa phương xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Bộ Tài chính, các địa phương bảo đảm nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp việc mai táng cho người thiệt mạng, các hộ gia đình có người chết, mất tích hoặc bị thương nằm viện do ảnh hưởng từ bão số 3; giải quyết, chi trả đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách cho nhân thân người thiệt mạng...
Chính phủ cũng đưa ra nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về hỗ trợ khôi phục các hoạt động đời sống, xã hội để ổn định cuộc sống nhân dân.
Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xác định mức độ thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ của các địa phương để tổng hợp trình Thủ tướng bố trí dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 hỗ trợ.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan và địa phương nâng mức hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ khẩn cấp những trường hợp này để sửa chữa nhà ở bị hư hỏng nặng, di dời nhà ở theo phương châm “xác định thiệt hại đến đâu, hỗ trợ kịp thời đến đó”.
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước để khẩn trương sửa chữa, sớm đưa vào sử dụng trở lại các công trình dân sinh, trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, trạm y tế, thủy lợi…
Đồng thời huy động tối đa các nguồn vốn hợp pháp để gia cố ngay các đoạn đê, kè xung yếu, bị hư hại nghiêm trọng; sửa chữa, khôi phục kết cấu hạ tầng giao thông trên các tuyến huyết mạch; cầu, cống xung yếu; đặc biệt khôi phục kết nối giao thông các khu vực dân cư bị chia cắt, cô lập sau bão lũ; lập kế hoạch xây dựng lại những công trình hư hỏng nghiêm trọng...
Trong các nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ Công an có nhiệm vụ tập trung đấu tranh với các thế lực thù địch, tổ chức phản động, đối tượng cơ hội lợi dụng tình hình thiên tai, khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, phát tán thông tin xấu độc; chủ động kiểm soát chặt chẽ không gian mạng.
Đồng thời ngăn chặn, vô hiệu hóa các hội nhóm trên không gian mạng núp bóng danh nghĩa “hỗ trợ, cứu trợ, tình nguyện” để tập hợp lực lượng, kích động gây rối an ninh, trật tự, phát thông tin xấu độc, lừa đảo trên không gian mạng.
 |
Chính phủ yêu cầu vận hành các công trình thủy điện thuộc liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng đảm bảo an toàn. Trong ảnh là hồ Thủy điện Thác Bà - Yên Bái. |
Đề nghị tạm ngừng kiểm toán, giám sát để khắc phục hậu quả bão lũ
Ngoài ra, Chính phủ cũng đưa ra nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, phục hồi và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.
Trong đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước... cho những đối tượng bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi bão, lũ, lụt, sạt lở đất; chỉ đạo các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng bị ảnh hưởng...
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động tính toán phương án hỗ trợ, thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại; xây dựng chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão.
Về nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lũ, ngập lụt, sạt lở… trong thời gian tới Chính phủ yêu cầu bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương tái định cư cho các bản, làng, nhà ở cho người dân đến chỗ an toàn và hoàn thành chậm nhất trước ngày 31/12.
Cùng đó, rà soát các công trình thủy lợi, đê kè, hồ đập, hồ chứa thuỷ lợi… xung yếu, bị hư hại, có rủi ro, nguy cơ cao để xây dựng phương án bố trí vốn ngân sách nhà nước sửa chữa, gia cố, nâng cấp, xây mới; vận hành các công trình thủy điện thuộc liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng theo quy định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định chi tiết các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất để cảnh báo; rà soát tổng thể, điều chỉnh các quy trình liên hồ chứa các hồ nước; đề xuất phương án sử dụng một phần dung tích phòng lũ trên mức nước dâng bình thường của hồ chứa lớn, quan trọng để nâng cao khả năng cắt giảm lũ cho hạ du khi xảy ra các tình huống khẩn cấp, bất thường.
Với Bộ Thông tin và Truyền thông, Chính phủ yêu cầu hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp viễn thông khẩn trương khôi phục lại hạ tầng mạng lưới viễn thông bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và lũ sau bão; triển khai các giải pháp bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của chính quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, lũ lụt...
Chính phủ cũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương thực hiện nhóm nhiệm vụ, giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để triển khai các chính sách hỗ trợ; nhóm nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Chính phủ lưu ý khẩn trương tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp, chính sách hỗ trợ, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định pháp luật, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.
Chính phủ đề nghị Kiểm toán Nhà nước, các Ủy ban của Quốc hội xem xét tạm ngừng thực hiện kiểm toán và giám sát tại các địa phương theo kế hoạch để các địa phương tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ.
Tổng thiệt hại do bão số 3 gây ra ước tính sơ bộ trên 50 nghìn tỷ đồng
Nghị quyết dẫn thống kê sơ bộ đến ngày 17/9 đã có 329 người chết, mất tích, khoảng 1.929 người bị thương; khoảng 234,7 nghìn căn nhà, 1.500 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; 726 sự cố đê điều; trên 307,4 nghìn ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại; 3.722 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; gần 3 triệu gia súc, gia cầm bị chết và gần 310 nghìn cây xanh đô thị bị gãy đổ…
Tổng thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra ước tính sơ bộ trên 50 nghìn tỷ đồng, dự báo có thể làm tốc độ tăng trưởng GDP cả năm giảm khoảng 0,15% so với kịch bản tăng trưởng đạt 6,8-7%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai… có thể giảm trên 0,5% so với dự báo trước khi có bão số 3. Hệ thống kết cấu hạ tầng, nhiều công trình thiết yếu, dân sinh bị hư hại...
">